Vừa nghe tiếng kẹt cửa, cu Đô chạy ào từ phòng học ra, mồm nhanh nhảu: "Chào mẹeee..." "Ừ, chào con yêu!" "Hôm nay con được điểm mười Toán." – Thằng bé tranh thủ khoe. "Thế à? Giỏi quá! Có bạn nào được điểm mười nữa không?" Rồi không đợi câu trả lời của con, chị vào phòng, đóng khẽ cánh cửa, thay quần áo.
19 giờ, nó dọn mâm.Tiếng chuông điện thoại. Chị bảo đứa con trai bảy tuổi:
- Nghe máy đi con, chắc bố gọi đấy. Kiểu này lại không ăn cơm rồi.
Thằng bé bỏ dở đống đồ chơi Lego, chạy đến nhấc điện thoại. Chưa đầy một phút, nó quay lại bảo chị:
- Mẹ ơi, bố bảo bố về muộn, phần bố bát canh thôi.
- Biết ngay mà. Lại đi uống rồi!
Biết mẹ sắp gắt, thằng bé nhanh nhẹn vơ tất cả đống đồ chơi vào một chiếc hộp rồi chạy đi rửa tay.
Nó lặng lẽ xới cơm, múc canh phần anh ra bát. Cu Đô cầm đũa chọc chọc vào đĩa thịt luộc, giọng thỏ thẻ:
- Mẹ ơi, có phần thịt cho bố không mẹ?
- Không, bố không ăn cơm đâu. – Tiếng thở dài nhè nhẹ men theo câu trả lời của chị. – Đưa máy mẹ gọi cho bố."Đang ngồi ở đâu đấy? Không ăn cơm sao không cắt cơm từ chiều?Hôm nào cũng để cơm nguội. Từ mai ăn cơm nguội nhé!" Dứt lời, chị ném cái điện thoại ra bàn, bưng bát cơm, vẻ mệt mỏi.
- Cúc ơi, chiều nay không lau nhà à?
Đang lúi húi với đống bát đĩa, nó giật thót mình khi nghe tiếng gọi.
- Dạ, em có lau rồi mà. – Tay vẫn cầm chiếc bát đang cọ dở, nó chạy ra phòng khách.
- Lau rồi mà bẩn thế này à? Chân tao đi vẫn còn đất cát sần sần này.Tí xong vào lau lại cho chị nhé. Làm ăn thế bao giờ. Càng ngày càng dối!
Nó chỉ kịp lí nhí "vâng ạ" rồi quay xuống bếp với công việc đang làm.Thế này thì phải chín giờ mới được học bài mất. Mai lại kiểm tra Triết nữa chứ.
***
Mười giờ đêm.Yên ắng. Các nơ-ron thần kinh của nó đánh nhau loạn xạ, những câu Triết hết tung bên này lại nhào bên kia, không chịu yên vị một chỗ. "Càng ngày càng dối."Nếu không vì câu nói của chị thì nó đâu có dằn lòng ấm ức thế này. Phải rồi, nghĩ chi cho lắm, cũng chỉ là bực bội nhất thời thôi mà. Anh Phóng bảo, nó đến đây không phải để làm osin. Chị cho nó ở nhờ, chị giúp nó, nó giúp chị, coi như có qua có lại.
Anh Phóng là anh họ, con nhà bác nó, bố mẹ nó gửi nó cho vợ chồng anh khi nó học đại học.Nó ở được một tuần thì vợ anh đâm thay tính đổi nết, bằng mặt mà không bằng lòng.Nó xin ra trọ ngoài. Anh Phóng sợ mất lòng bố mẹ nó nên giới thiệu nó về ở nhà cô bạn thân, là chị. Anh bảo, nhà chị Dung cũng đang cần người đỡ việc, em lại đang cần chỗ ở.
Hằng ngày, ngoài giờ học, có thể giúp chị đưa đón con trai đi học, lau dọn nhà cửa, cơm nước, coi như mình vừa học vừa làm việc nhà. Mỗi tháng chị cho một khoản tiền để nó tiêu vặt. Nhưng phải giấu bố mẹ nó, bố mẹ nào chẳng xót con. Nó thấy không có gì phải lấn cấn.Vậy là nó về ở với vợ chồng chị Dung. Sáng, nó dậy từ năm giờ, nấu cơm sáng cho cả nhà, đưa cu Đô đến lớp rồi mới quay về lấy sách vở đi học.
Nhiều hôm, nó phải trốn học chiều vì sợ đón cu Đô muộn giờ. Ở lâu, nó quan sát thấy gia đình chị Dung và những gia đình hàng xóm cũng chẳng khác gì nhau. Mọi việc nhà cửa, con cái, cơm nước đều phó thác cho người làm. Có những lúc bận họp hành, công việc, họ không ăn cơm nhà, trở về rất khuya, lúc đứa con đã ngủ say. Nhà này, anh chồng thì lành, mỗi tội nhiều bạn, hay đàn đúm, chứ về nhà hiền như đất. Suốt đêm ôm cái máy tính làm việc.Chị vợ thì bận rộn với việc làm đẹp, chăm sóc da mặt, spa, mua sắm.
Mỗi sáng, chị ngồi ở bàn trang điểm phải mất một tiếng. Chị là dân tâm lý học. Trước, chị làm việc cho một trung tâm nào đó.Trong một lần xảy ra sự cố với khách hàng, chị bị mất việc. Về nhà, chị tự thuê địa điểm, mở trung tâm tư vấn tư nhân, chị trở thành chuyên gia tư vấn các khúc mắc về tình cảm gia đình, tình yêu, hôn nhân, thậm chí cả tư vấn về nuôi con khỏe, dạy con ngoan.
Một lần nó đến chỗ làm của chị có việc, thấy chị và mấy cô nhân viên trẻ thay nhau trực điện thoại khách hàng. Giọng chị nhẹ nhàng, từ tốn, thủ thỉ như ru ngủ. Nó bấm tay đứa bạn: "Chẳng biết các chuyên gia tư vấn mỗi ngày thay bao nhiêu cái mặt nạ nhỉ? Khách hàng khó tính hay dễ tính họ đều ngọt như nhau. Bạn nó nhún vai: "Ôi dào, bệnh nghề nghiệp. Có tiền thì ngọt tất.
"Nó nghĩ khác. Nó không hiểu sao một người phụ nữ bên ngoài dịu dàng, điềm đạm như thế, khi về nhà lại có thể quát chồng, mắng con xơi xơi. Đã không ít lần nó nghe chị ca thán anh vụng về, vô lo, mải việc quên vợ con. V.v và v.v... Mỗi lần chị cáu gắt hay lấn át, anh chỉ im lặng hoặc cười hì hì. Nó nghĩ, đàn ông như anh thật tốt tính.Thấy chị cũng ghê gớm. Có khi bực anh chuyện gì, chị cáu lây sang đứa con, chỉ trích nó giống bố cái tính xấu.
Chủ nhật, nó xin phép chị về quê. Kỳ thực, nó trốn sang nhà anh Phóng để có thời gian tập trung học hành. Vậy mà cũng chẳng được ngơi tay. Về đến nhà, nó thấy chị dâu họ tối mắt tối mũi với một chậu quần áo đầy ắp. Cái máy giặt bị hỏng, chị phải giặt tay. Cửa nhà bề bộn, chị bày đồ đạc ra, hút bụi và xếp đặt lại mọi thứ.
Nó nhanh nhẹn cất sách vở rồi phụ giúp chị dọn nhà. Anh Phóng chẳng mấy khi có mặt ở nhà vào ngày nghỉ. Việc gì cũng đến tay chị. Hết ông bố rồi lại đến thằng con năm tuổi, chỉ giỏi bày bừa. Chị giặt xong đống quần áo, bảo nó để đó chị dọn nốt, đi mua giúp chị thứ gì ăn sáng. Lo bữa điểm tâm cho hai bố con xong, chị chưa kịp lót dạ đã lăn vào việc.
Nó nhìn chị và ngầm so sánh. So với chị, chị Dung sướng hơn nhiều. Chẳng bao giờ phải động tay đến việc nhà, con cái. Ngày nghỉ thì đi làm đẹp, hay đưa con đi chơi. Suy cho cùng, chị dâu nó cũng không tệ, chị vốn khẩu xà tâm phật.Giận lên thì nói thẳng ruột ngựa nhưng khỏi đó thì thôi, chị không phải là người thích ghen ghét hay để bụng.
Ngoài giờ dạy trên lớp, chị vừa dạy thêm cho trung tâm, vừa thu vén việc nhà. Anh Phóng nó ra ngoài lúc nào cũng kêu ca vợ mình đàn bà, vợ người tiểu thư. Nó nghĩ, đàn bà mà được như chị còn hơn ối tiểu thư chỉ biết làm đỏm và ức hiếp chồng.
***
Cơm trưa đã dọn, chị dâu bảo nó gọi anh họ về ăn cơm. Nó cầm máy bấm số anh mới phát hiện ra anh không mang theo điện thoại. "Ông này quái thật!"Nó nghĩ thầm và chạy đến bàn làm việc của anh khi nghe tiếng chuông di động phát ra từ đó.Nó cầm điện thoại lên và kiểm tra cuộc gọi nhỡ.Thấy một tin nhắn đến, nó tò mò mở xem."Chiều qua đưa em đi nhà sách nhé cưng.Nhớ anh nhiều!" Nó giật thót mình, người gửi là Anh B, nhưng rõ ràng là số của chị Dung, nó thuộc lòng. Tay run run, nó xóa nhanh tin nhắn rồi trả chiếc điện thoại về chỗ cũ.
- Vừa nãy có anh B nào nhắn tin cho anh đấy. Bảo chiều anh qua anh ấy nhờ gì đó. Em tiện tay xóa mất tin nhắn rồi. – Nó nói bình thản trong bữa cơm, kín đáo nhìn ông anh họ với ánh mắt ngầm cảnh cáo.
Anh à ờ rồi lảng sang chuyện khác. Nó thở dài, gắp thức ăn vào bát đứa cháu và bát chị dâu. Chị gắp lại cho nó và không quên bát của chồng.
Chiều, anh Phóng kêu có việc đi gặp bạn rồi lao xe ra khỏi nhà. Nó lại thở dài, không biết nghĩ gì nữa. Ngang qua phòng chị dâu, nó ngạc nhiên khi nghe tiếng thổn thức khe khẽ.Nó đẩy cửa bước vào. Như tìm thấy được bờ vai an ủi, chị kể với nó, không biết anh Phóng nghe đâu lời đồn chị cặp bồ với đồng nghiệp ở trường rồi ghen tuông, tra hỏi.
Mà chị chẳng làm gì sai. Anh dọa sẽ đưa lên Ban Giám hiệu trường chị."Ôi dào, chị nghĩ gì cho mệt! Đàn ông họ ích kỷ và độc đoán lắm. Có khi chính các ông ấy ăn chả rồi ra vẻ ta đây trong sạch, ghen vợ ăn nem." Vừa dứt lời, nó mới giật mình, nhận ra nó đã buột miệng. Chị dâu nhìn nó lạ lẫm: "Sao em lại nói thế? Ai chứ anh nhà chị, chị biết.Anh Phóng không có cái tính ấy đâu. Chỉ trách đứa nào ác mồm mà lợi dụng cái sự cả tin của anh ấy thôi. Vợ chồng thì phải tin nhau chứ." Nó rủa thầm: "Hmm... Chị cứ tin đi rồi đến khi mất chồng hối không kịp!"
Anh Phóng gọi điện, nhờ nó tìm cái USB trong đống tài liệu trên bàn để chuyển dữ liệu qua mạng cho anh. Nó mở to mắt kinh ngạc khi bàn tay chạm phải tờ đơn ly hôn kẹp trong quyển sổ to. Đã đến cơ sự này rồi sao? Thật là xấu hổ thay cho nó.
- Anh định ly hôn chị ấy thật à? – Nó tra khảo anh ngay khi chạm mặt anh ở nhà xe.
- Không phải việc của cô! Lần sau đừng có tò mò thế! – Anh nhìn nó với đôi mắt ngạc nhiên.
- Anh nghĩ người ta sẽ bỏ chồng theo anh sao? – Nó đỏ mặt, vặc lại.
- Đó không phải là vấn đề.Anh không còn yêu chị nữa.Giải thoát cho nhau là cách tốt nhất.
- Anh có biết vì sao đàn ông và đàn bà lại ngoại tình không? – Nó ra đòn quyết định.
- Ái chà, cô biết thì nói thử coi?
- Đơn giản. Bởi đàn bà chỉ phô những cái đẹp đẽ, ngọt ngào với đàn ông khác, vì cái xấu xa, ghê gớm họ dành hết cho chồng rồi. Đàn ông cũng vậy thôi, anh đã bao giờ tử tế với chị như tử tế với cô bồ của anh chưa? Rốt cục, đàn ông và đàn bà ngoại tình vì họ chỉ nhìn thấy cái tốt đẹp của nhau thôi.Đàn ông cứ tưởng vợ người hơn vợ mình.Đàn bà cũng ngây thơ như vậy. Suy cho cùng, họ giăng ra cái bẫy rồi lại tự mình chui vào bẫy cả thôi.
- Cô... - Gã anh họ nhìn nó tức tối. – Cô được mấy tuổi đầu, đã yêu chưa mà bày đặt hiểu đời giáo huấn anh?
- Đương nhiên, em không bằng anh. – Nó cười nhạt. – Em chưa yêu ai, em cũng không phải dân tâm lý học, em không hiểu chuyện tình yêu. Nhưng ít ra, em biết sống với con người thật của mình.Sẽ không bạc với chồng mình để ngoại tình như ai đó.
Dắt xe đi vài bước, nó quay lại, vớt vát câu cuối cùng:
- Anh chuẩn bị tinh thần đi. Tuần sau em sẽ dọn về nhà anh chị!
Phan Nhân
19 giờ, nó dọn mâm.Tiếng chuông điện thoại. Chị bảo đứa con trai bảy tuổi:
- Nghe máy đi con, chắc bố gọi đấy. Kiểu này lại không ăn cơm rồi.
Thằng bé bỏ dở đống đồ chơi Lego, chạy đến nhấc điện thoại. Chưa đầy một phút, nó quay lại bảo chị:
- Mẹ ơi, bố bảo bố về muộn, phần bố bát canh thôi.
- Biết ngay mà. Lại đi uống rồi!
Biết mẹ sắp gắt, thằng bé nhanh nhẹn vơ tất cả đống đồ chơi vào một chiếc hộp rồi chạy đi rửa tay.
Nó lặng lẽ xới cơm, múc canh phần anh ra bát. Cu Đô cầm đũa chọc chọc vào đĩa thịt luộc, giọng thỏ thẻ:
- Mẹ ơi, có phần thịt cho bố không mẹ?
- Không, bố không ăn cơm đâu. – Tiếng thở dài nhè nhẹ men theo câu trả lời của chị. – Đưa máy mẹ gọi cho bố."Đang ngồi ở đâu đấy? Không ăn cơm sao không cắt cơm từ chiều?Hôm nào cũng để cơm nguội. Từ mai ăn cơm nguội nhé!" Dứt lời, chị ném cái điện thoại ra bàn, bưng bát cơm, vẻ mệt mỏi.
- Cúc ơi, chiều nay không lau nhà à?
Đang lúi húi với đống bát đĩa, nó giật thót mình khi nghe tiếng gọi.
- Dạ, em có lau rồi mà. – Tay vẫn cầm chiếc bát đang cọ dở, nó chạy ra phòng khách.
- Lau rồi mà bẩn thế này à? Chân tao đi vẫn còn đất cát sần sần này.Tí xong vào lau lại cho chị nhé. Làm ăn thế bao giờ. Càng ngày càng dối!
Nó chỉ kịp lí nhí "vâng ạ" rồi quay xuống bếp với công việc đang làm.Thế này thì phải chín giờ mới được học bài mất. Mai lại kiểm tra Triết nữa chứ.
***
Mười giờ đêm.Yên ắng. Các nơ-ron thần kinh của nó đánh nhau loạn xạ, những câu Triết hết tung bên này lại nhào bên kia, không chịu yên vị một chỗ. "Càng ngày càng dối."Nếu không vì câu nói của chị thì nó đâu có dằn lòng ấm ức thế này. Phải rồi, nghĩ chi cho lắm, cũng chỉ là bực bội nhất thời thôi mà. Anh Phóng bảo, nó đến đây không phải để làm osin. Chị cho nó ở nhờ, chị giúp nó, nó giúp chị, coi như có qua có lại.
Anh Phóng là anh họ, con nhà bác nó, bố mẹ nó gửi nó cho vợ chồng anh khi nó học đại học.Nó ở được một tuần thì vợ anh đâm thay tính đổi nết, bằng mặt mà không bằng lòng.Nó xin ra trọ ngoài. Anh Phóng sợ mất lòng bố mẹ nó nên giới thiệu nó về ở nhà cô bạn thân, là chị. Anh bảo, nhà chị Dung cũng đang cần người đỡ việc, em lại đang cần chỗ ở.
Hằng ngày, ngoài giờ học, có thể giúp chị đưa đón con trai đi học, lau dọn nhà cửa, cơm nước, coi như mình vừa học vừa làm việc nhà. Mỗi tháng chị cho một khoản tiền để nó tiêu vặt. Nhưng phải giấu bố mẹ nó, bố mẹ nào chẳng xót con. Nó thấy không có gì phải lấn cấn.Vậy là nó về ở với vợ chồng chị Dung. Sáng, nó dậy từ năm giờ, nấu cơm sáng cho cả nhà, đưa cu Đô đến lớp rồi mới quay về lấy sách vở đi học.
Nhiều hôm, nó phải trốn học chiều vì sợ đón cu Đô muộn giờ. Ở lâu, nó quan sát thấy gia đình chị Dung và những gia đình hàng xóm cũng chẳng khác gì nhau. Mọi việc nhà cửa, con cái, cơm nước đều phó thác cho người làm. Có những lúc bận họp hành, công việc, họ không ăn cơm nhà, trở về rất khuya, lúc đứa con đã ngủ say. Nhà này, anh chồng thì lành, mỗi tội nhiều bạn, hay đàn đúm, chứ về nhà hiền như đất. Suốt đêm ôm cái máy tính làm việc.Chị vợ thì bận rộn với việc làm đẹp, chăm sóc da mặt, spa, mua sắm.
Mỗi sáng, chị ngồi ở bàn trang điểm phải mất một tiếng. Chị là dân tâm lý học. Trước, chị làm việc cho một trung tâm nào đó.Trong một lần xảy ra sự cố với khách hàng, chị bị mất việc. Về nhà, chị tự thuê địa điểm, mở trung tâm tư vấn tư nhân, chị trở thành chuyên gia tư vấn các khúc mắc về tình cảm gia đình, tình yêu, hôn nhân, thậm chí cả tư vấn về nuôi con khỏe, dạy con ngoan.
Một lần nó đến chỗ làm của chị có việc, thấy chị và mấy cô nhân viên trẻ thay nhau trực điện thoại khách hàng. Giọng chị nhẹ nhàng, từ tốn, thủ thỉ như ru ngủ. Nó bấm tay đứa bạn: "Chẳng biết các chuyên gia tư vấn mỗi ngày thay bao nhiêu cái mặt nạ nhỉ? Khách hàng khó tính hay dễ tính họ đều ngọt như nhau. Bạn nó nhún vai: "Ôi dào, bệnh nghề nghiệp. Có tiền thì ngọt tất.
"Nó nghĩ khác. Nó không hiểu sao một người phụ nữ bên ngoài dịu dàng, điềm đạm như thế, khi về nhà lại có thể quát chồng, mắng con xơi xơi. Đã không ít lần nó nghe chị ca thán anh vụng về, vô lo, mải việc quên vợ con. V.v và v.v... Mỗi lần chị cáu gắt hay lấn át, anh chỉ im lặng hoặc cười hì hì. Nó nghĩ, đàn ông như anh thật tốt tính.Thấy chị cũng ghê gớm. Có khi bực anh chuyện gì, chị cáu lây sang đứa con, chỉ trích nó giống bố cái tính xấu.
Chủ nhật, nó xin phép chị về quê. Kỳ thực, nó trốn sang nhà anh Phóng để có thời gian tập trung học hành. Vậy mà cũng chẳng được ngơi tay. Về đến nhà, nó thấy chị dâu họ tối mắt tối mũi với một chậu quần áo đầy ắp. Cái máy giặt bị hỏng, chị phải giặt tay. Cửa nhà bề bộn, chị bày đồ đạc ra, hút bụi và xếp đặt lại mọi thứ.
Nó nhanh nhẹn cất sách vở rồi phụ giúp chị dọn nhà. Anh Phóng chẳng mấy khi có mặt ở nhà vào ngày nghỉ. Việc gì cũng đến tay chị. Hết ông bố rồi lại đến thằng con năm tuổi, chỉ giỏi bày bừa. Chị giặt xong đống quần áo, bảo nó để đó chị dọn nốt, đi mua giúp chị thứ gì ăn sáng. Lo bữa điểm tâm cho hai bố con xong, chị chưa kịp lót dạ đã lăn vào việc.
Nó nhìn chị và ngầm so sánh. So với chị, chị Dung sướng hơn nhiều. Chẳng bao giờ phải động tay đến việc nhà, con cái. Ngày nghỉ thì đi làm đẹp, hay đưa con đi chơi. Suy cho cùng, chị dâu nó cũng không tệ, chị vốn khẩu xà tâm phật.Giận lên thì nói thẳng ruột ngựa nhưng khỏi đó thì thôi, chị không phải là người thích ghen ghét hay để bụng.
Ngoài giờ dạy trên lớp, chị vừa dạy thêm cho trung tâm, vừa thu vén việc nhà. Anh Phóng nó ra ngoài lúc nào cũng kêu ca vợ mình đàn bà, vợ người tiểu thư. Nó nghĩ, đàn bà mà được như chị còn hơn ối tiểu thư chỉ biết làm đỏm và ức hiếp chồng.
***
Cơm trưa đã dọn, chị dâu bảo nó gọi anh họ về ăn cơm. Nó cầm máy bấm số anh mới phát hiện ra anh không mang theo điện thoại. "Ông này quái thật!"Nó nghĩ thầm và chạy đến bàn làm việc của anh khi nghe tiếng chuông di động phát ra từ đó.Nó cầm điện thoại lên và kiểm tra cuộc gọi nhỡ.Thấy một tin nhắn đến, nó tò mò mở xem."Chiều qua đưa em đi nhà sách nhé cưng.Nhớ anh nhiều!" Nó giật thót mình, người gửi là Anh B, nhưng rõ ràng là số của chị Dung, nó thuộc lòng. Tay run run, nó xóa nhanh tin nhắn rồi trả chiếc điện thoại về chỗ cũ.
- Vừa nãy có anh B nào nhắn tin cho anh đấy. Bảo chiều anh qua anh ấy nhờ gì đó. Em tiện tay xóa mất tin nhắn rồi. – Nó nói bình thản trong bữa cơm, kín đáo nhìn ông anh họ với ánh mắt ngầm cảnh cáo.
Anh à ờ rồi lảng sang chuyện khác. Nó thở dài, gắp thức ăn vào bát đứa cháu và bát chị dâu. Chị gắp lại cho nó và không quên bát của chồng.
Chiều, anh Phóng kêu có việc đi gặp bạn rồi lao xe ra khỏi nhà. Nó lại thở dài, không biết nghĩ gì nữa. Ngang qua phòng chị dâu, nó ngạc nhiên khi nghe tiếng thổn thức khe khẽ.Nó đẩy cửa bước vào. Như tìm thấy được bờ vai an ủi, chị kể với nó, không biết anh Phóng nghe đâu lời đồn chị cặp bồ với đồng nghiệp ở trường rồi ghen tuông, tra hỏi.
Mà chị chẳng làm gì sai. Anh dọa sẽ đưa lên Ban Giám hiệu trường chị."Ôi dào, chị nghĩ gì cho mệt! Đàn ông họ ích kỷ và độc đoán lắm. Có khi chính các ông ấy ăn chả rồi ra vẻ ta đây trong sạch, ghen vợ ăn nem." Vừa dứt lời, nó mới giật mình, nhận ra nó đã buột miệng. Chị dâu nhìn nó lạ lẫm: "Sao em lại nói thế? Ai chứ anh nhà chị, chị biết.Anh Phóng không có cái tính ấy đâu. Chỉ trách đứa nào ác mồm mà lợi dụng cái sự cả tin của anh ấy thôi. Vợ chồng thì phải tin nhau chứ." Nó rủa thầm: "Hmm... Chị cứ tin đi rồi đến khi mất chồng hối không kịp!"
Anh Phóng gọi điện, nhờ nó tìm cái USB trong đống tài liệu trên bàn để chuyển dữ liệu qua mạng cho anh. Nó mở to mắt kinh ngạc khi bàn tay chạm phải tờ đơn ly hôn kẹp trong quyển sổ to. Đã đến cơ sự này rồi sao? Thật là xấu hổ thay cho nó.
- Anh định ly hôn chị ấy thật à? – Nó tra khảo anh ngay khi chạm mặt anh ở nhà xe.
- Không phải việc của cô! Lần sau đừng có tò mò thế! – Anh nhìn nó với đôi mắt ngạc nhiên.
- Anh nghĩ người ta sẽ bỏ chồng theo anh sao? – Nó đỏ mặt, vặc lại.
- Đó không phải là vấn đề.Anh không còn yêu chị nữa.Giải thoát cho nhau là cách tốt nhất.
- Anh có biết vì sao đàn ông và đàn bà lại ngoại tình không? – Nó ra đòn quyết định.
- Ái chà, cô biết thì nói thử coi?
- Đơn giản. Bởi đàn bà chỉ phô những cái đẹp đẽ, ngọt ngào với đàn ông khác, vì cái xấu xa, ghê gớm họ dành hết cho chồng rồi. Đàn ông cũng vậy thôi, anh đã bao giờ tử tế với chị như tử tế với cô bồ của anh chưa? Rốt cục, đàn ông và đàn bà ngoại tình vì họ chỉ nhìn thấy cái tốt đẹp của nhau thôi.Đàn ông cứ tưởng vợ người hơn vợ mình.Đàn bà cũng ngây thơ như vậy. Suy cho cùng, họ giăng ra cái bẫy rồi lại tự mình chui vào bẫy cả thôi.
- Cô... - Gã anh họ nhìn nó tức tối. – Cô được mấy tuổi đầu, đã yêu chưa mà bày đặt hiểu đời giáo huấn anh?
- Đương nhiên, em không bằng anh. – Nó cười nhạt. – Em chưa yêu ai, em cũng không phải dân tâm lý học, em không hiểu chuyện tình yêu. Nhưng ít ra, em biết sống với con người thật của mình.Sẽ không bạc với chồng mình để ngoại tình như ai đó.
Dắt xe đi vài bước, nó quay lại, vớt vát câu cuối cùng:
- Anh chuẩn bị tinh thần đi. Tuần sau em sẽ dọn về nhà anh chị!
Phan Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét